Chứng chỉ CPA là gì? Chương trình đào tạo và mức lương hấp dẫn nhất 2024

Chứng chỉ CPA là gì? Hầu hết các doanh nghiệp toàn cầu hiện nay đều đang có mặt trong các lĩnh vực quan trọng hàng đầu, ví dụ như giáo dục, ngân hàng hay nông nghiệp. 

Với bối cảnh nền kinh tế phát triển cực kỳ vững mạnh và cạnh tranh, hầu hết các doanh nghiệp đều cần phải làm mới và mở rộng phân bổ nguồn lực, vì vậy nhu cầu về kế toán viên chuyên nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết, bởi tiền tệ chính là cột sống của doanh nghiệp; bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần đến nhân sự tài chính, kế toán. 

Để phục vụ cho các mục đích này, vai trò của các chuyên gia kế toán CPA – Certificated Account Professionals càng trở nên quan trọng, chính là những người giám sát và đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp.

Vì vậy, kế toán với chứng chỉ CPA có cơ hội phát triển nghề nghiệp cực kỳ vững mạnh tại hầu hết các công ty hàng đầu trên toàn thế giới. Đây chính là lợi thế dành cho các bạn sinh viên đang theo học các chương trình chuyên ngành Thương mại và Kế toán. 

Vậy, hãy cùng ISC Education tìm hiểu thêm về các khoá học và kỳ thi CPA nhé!

CPA là gì?

Certified Public Accountant – Kế toán viên công chứng, viết tắt là CPA – ‘Mọi nhân viên CPA đều là kế toán nhưng mọi kế toán không phải là CPA’.

CPA là vị trí cố vấn tài chính được chứng nhận toàn cầu, và được chỉ định làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau. CPA có 2 mảng trách nhiệm chính, chính là trở thành Kế toán Công và Kế toán Chuyên ngành.

Cả hai phần công việc này đều chịu trách nhiệm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu tài chính thông qua thực hiện một số vai trò và trách nhiệm cụ thể, bao gồm: Kiểm toán và Đánh giá, Lập kế hoạch Tài chính và Định giá Doanh nghiệp, Quyết toán Thuế, Quản lý Công ty, Dịch vụ Tố tụng hay dịch vụ kiểm toán.

Các bạn sinh viên nào đã có sở trường hoặc đang làm công việc Kế toán, Tài chính đều có thể chọn tham gia khóa học CPA.

Tổng quan về khoá CPA

Loại bài kiểm traKiểm tra trên máy tính
Tính thường xuyên4 lần một năm
4 Nhóm thi Chứng chỉ CPAKiểm toán (AUD), Báo cáo và Kế toán Tài chính (FAR), Khái niệm và Môi trường Kinh doanh (BEC) và Quy định (REG)
Chi tiết kì thi18 tháng, với điểm tối thiểu cần đạt được là 75
Các loại câu hỏiMCQ, TBS và Written Communication Tasks

Khóa học CPA là gì?

Từ lâu, lấy chứng chỉ CPA đã được coi là một trong những kỳ thi khó nhất trên thế giới. Đây là kỳ thi bắt buộc, là bước quan trọng để có thể trở thành chuyên gia Cố vấn tài chính, qua đó các bạn sinh viên sẽ cần phải có đầy đủ các thông tin cụ thể như sau:

  • Kỳ thi CPA là kỳ thi trên máy tính và được tổ chức 4 lần trong một năm (vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12). Do đó, cổng đăng ký cho khóa học CPA được mở trong suốt cả năm.
  • Để có thể trở thành cố vấn tài chính được công nhận toàn cầu, đầu tiên sinh viên sẽ cần phải vượt qua Kỳ thi CPA thống nhất bao gồm 4 phần, mỗi phần kéo dài 4 giờ.
  • Các phần thi cụ thể có thể kể đến là Kiểm toán và Chứng thực (AUD), Kế toán và Báo cáo Tài chính (FAR), Khái niệm và Môi trường Kinh doanh (BEC) và Quy định (REG).
  • Các ứng viên phải hoàn thành tất cả 4 phần trong vòng 18 tháng và đạt được số điểm yêu cầu tối thiểu là 75 cho mỗi phần.
  • Bài kiểm tra thường sẽ dưới nhiều dạng, bao gồm:
    • Câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ)
    • Bài thi dựa trên Nhiệm vụ được giao (TBS)
    • Bài thi Viết về Khả năng truyền tải thông tin (Written Communication Tasks).

Tiêu chí theo học chương trình CPA

Các tiêu chí để học và thi CPA khá khác nhau giữa các quốc gia. Điều kiện chung sẽ là ứng viên phải hoàn thành tốt nghiệp trong lĩnh vực Kế toán và Tài chính có liên quan, bao gồm chương trình BCom về Kế toán, BBA về Tài chính và Kế toán, BBA Kế toán, MCom hoặc bằng MBA về Kế toán hoặc chương trình đào tạo MBA về Tài chính.

Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn lựa chọn chương trình học tốt nhất.

Sinh viên lấy chứng chỉ CPA
Sinh viên lấy chứng chỉ CPA

Chuyên ngành trong các khóa học CPA

Hiện có rất nhiều chuyên ngành sẽ cần đến cố vấn tài chính CPA, nhân sự có thể lựa chọn làm việc trong các lĩnh vực như sau:

  • Tài chính
  • Bán hàng & Tiếp thị
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Kiểm toán & Kiểm soát
  • Kinh doanh quốc tế
  • Lập kế hoạch & phân tích tài chính

30 trường đào tạo Tài chính – Kế toán hàng đầu thế giới

Dưới đây là danh sách 30 trường đại học đào tạo Tài chính kế toán tốt nhất, theo bảng xếp hạng QS Ranking

Xếp hạngTrường đại họcĐịa điểmĐiểm TB
1Harvard UniversityCambridge, United States98.5
2Stanford UniversityStanford, United States94
3Massachusetts Institute of Technology (MIT)Cambridge, United States93.6
4University of OxfordOxford, United Kingdom92.6
5University of ChicagoChicago, United States91.4
6University of CambridgeCambridge, United Kingdom90.8
7The London School of Economics and Political Science (LSE)London, United Kingdom90.4
8University of PennsylvaniaPhiladelphia, United States88.5
9University of California, Berkeley (UCB)Berkeley, United States87.9
10New York University (NYU)New York City, United States87.6
11London Business SchoolLondon, United Kingdom86.6
12Columbia UniversityNew York City, United States86.5
13National University of Singapore (NUS)Singapore, Singapore86
14Yale UniversityNew Haven, United States85.3
15Bocconi UniversityMilan, Italy85.2
16University of California, Los Angeles (UCLA)Los Angeles, United States84.5
16University of TorontoToronto, Canada84.5
18The University of ManchesterManchester, United Kingdom84.4
19HEC Paris School of ManagementParis, France84
20The University of New South Wales (UNSW Sydney)Sydney, Australia83.6
21The University of MelbourneParkville, Australia83.2
22Nanyang Technological University, Singapore (NTU Singapore)Singapore, Singapore83
23Imperial College LondonLondon, United Kingdom82.2
24The University of SydneySydney, Australia81.8
25INSEADFontainebleau, France81.5
25The Hong Kong University of Science and TechnologyHong Kong, Hong Kong SAR81.5
27The University of Hong KongHong Kong, Hong Kong SAR81.4
28Princeton UniversityPrinceton, United States81.3
29Tsinghua UniversityBeijing, China (Mainland)81
30Peking UniversityBeijing, China (Mainland)80.9

Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp

Kế toán công

Các bạn hoàn toàn có thể trở thành các cố vấn tài chính, với chứng chỉ CPA được công nhận toàn cầu, do đó có thể làm việc trong các công ty kế toán công, với đầy đủ các loại dịch vụ như kế toán, kiểm toán, thuế và tư vấn cho khách hàng làm việc trong các quy mô doanh nghiệp.

Từ kiểm toán viên cấp đầu vào đến vai trò đối tác cấp cao, có chứng chỉ CPA chính là cơ hội để làm việc với các khách hàng quốc tế lớn cũng như cả các công ty địa phương nhỏ.

Kiểm toán báo cáo tài chính giữa các công ty nhà nước và tư nhân đều là các dịch vụ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy hoạt động của xã hội. 

Theo Viện CPA Hoa Kỳ (AICPA), một số lĩnh vực chuyên môn mà kế toán có chứng chỉ CPA có thể tập trung vào là: điều tra tài chính, định giá doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính cá nhân và tư vấn CNTT, theo một số vai trò cụ thể như sau: 

  • Nhà phân tích ngân sách
  • Kiểm toán thuế
  • Chuyên viên phân tích hệ thống kinh doanh

Làm việc trong các lĩnh vực Kinh doanh, Chính phủ và Phi lợi nhuận

Các bạn có chứng chỉ CPA có thể giữ nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên kế toán đến nhà phân tích tài chính cho đến Giám đốc tài chính.

Trách nhiệm của các vị trí này thường sẽ là ghi lại, phân tích và báo cáo thông tin tài chính.

Nhóm nhân sự này cũng sẽ thực hiện các công việc quan trọng như thiết lập ngân sách và kiểm toán nội bộ.

Một số công việc tiềm năng có thể kể đến:

  • Nhân Viên – Tài Chính Kế Toán & Báo Cáo
  • Nhân Viên – Kế Toán Thuế
  • Nhân Viên – Kiểm Toán Nội Bộ

Cố vấn tài chính có chứng chỉ CPA làm việc trong chính phủ giữ vai trò ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương, với trách nhiệm tương tự như những người trong kế toán công.

Các vị trí kiểm toán, báo cáo tài chính và kế toán quản trị trong khối nhà nước đều có những nhiệm vụ chung khá giống nhau.

Trong các tổ chức phi lợi nhuận, công việc chính của CPA là đảm bảo các dịch vụ mà một tổ chức cung cấp không vượt quá doanh thu đạt được, với một số vai trò cụ thể như sau:

  • Nhân viên kế toán và báo cáo tài chính
  • Nhân viên kiểm toán nội bộ
  • Người điều phối tài chính nói chung

Chuyên gia cố vấn tài chính

Khi đã có chứng chỉ CPA, sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn có thể tự cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực chuyên biệt, tự định ra vai trò, mức lương cũng như môi trường làm việc mong muốn. 

Tốt nhất hãy làm theo sở thích của mình, cũng như tìm ra được một chuyên ngành thực sự yêu thích.

Ví dụ, trong lĩnh vực hệ thống thông tin, các chuyên gia hỗ trợ các tổ chức quản lý công nghệ thông tin, bao gồm lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập, bằng cách tiến hành đánh giá rủi ro cũng như phân tích và thực hiện các cải tiến và sửa đổi hệ thống.

Một lĩnh vực mà nhiều cố vấn có chứng chỉ CPA khá yêu thích chính là kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ chịu trách nhiệm cải thiện hoạt động của công ty bằng cách đánh giá cả khía cạnh tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể nói rằng các vị trí này đều rất quan trọng, đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ. Đây chính là những người sẽ đánh giá rủi ro, kiểm soát, đạo đức, chất lượng, kinh tế và hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Cung cấp dịch vụ kiểm toán

Cố vấn có chứng chỉ CPA khi lựa chọn trở thành kiểm toán, có thể sử dụng kỹ năng kế toán để điều tra các sự cố như gian lận, hối lộ, rửa tiền và biển thủ. Đây cũng chính là những nhân sự kiểm tra và thu thập bằng chứng mà sau này sẽ giúp tòa án xác định xem có tội phạm hay không hoặc giúp giải quyết tranh chấp.

Thông thường, các cơ quan thực thi pháp luật như FBI tìm kiếm kế toán pháp y, kiểm toán để giúp điều tra thêm các tội phạm liên quan đến tiền bạc.

Vai trò kế toán pháp y có thể được tìm thấy trong các công ty kế toán công, công ty tư vấn và công ty bảo hiểm…

Những người muốn theo đuổi kế toán pháp y phải có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói mạnh mẽ, với tư duy đạo đức và khả năng ‘phá án’ tốt. 

Cố vấn tài chính nói chung

Sinh viên có chứng chỉ CPA hoàn toàn có thể trở thành cố vấn tài chính cho các cá nhân, tổ chức, giúp quản lý tài chính và đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt liên quan đến mua nhà, đầu tư, tiết kiệm chi phí, tăng tiềm lực tự doanh, cũng như lên kế hoạch tài chính tốt nhất. 

Mức lương triển vọng

Theo Cục Thống kê Lao động, mức lương trung bình hàng năm hiện nay của kế toán viên tại Hoa Kỳ, tính đến tháng 5 năm 2019, rơi vào khoảng 71.550 USD, với mức trung bình rơi vào khoảng từ USD44.480 đến USD124.450 (Mức sàn và mức trần tại thị trường Mỹ). 

Tuy nhiên, đây chỉ là bảng thông tin tổng hợp chung về chuyên ngành kế toán tại thị trường Mỹ, và không phân biệt giữa các chức danh cụ thể trong công việc, cũng như không có sự phân biệt trong bằng cấp kế toán nhận được. 

Do vậy, khả năng của kế toán thường sẽ được phân theo từng cấp, cụ thể như sau:

Vị trí Sơ cấp

Mức lương khởi điểm của Kế toán viên công chứng ở vị trí sơ cấp thường rơi vào khoảng USD64.000, với mức giao động vào khoảng USD44.000-USD84.500, tuỳ thuộc vào nơi sinh sống và làm việc. 

Khi đã có kinh nghiệm, vai trò và kỹ năng chính là yếu tố quyết định thu nhập. Hầu hết các công ty hiện nay đều yêu cầu ít nhất hai năm kinh nghiệm để kế toán công có đủ điều kiện trở thành CPA. Sinh viên chuyên ngành kế toán hoàn toàn có thể làm việc ở vị trí này, để tăng thêm kinh nghiệm làm việc ngay sau khi ra trường. 

Vị trí cấp trung

Sau 4-6 năm kinh nghiệm, nhân sự hoàn toàn có thể trở thành kế toán trưởng, với rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ, ngay khi lựa chọn theo đuổi công việc này. 

Tại thời điểm này trong sự nghiệp, chắc chắn rằng bạn sẽ có suy nghĩ phát triển các lĩnh vực trọng tâm và có chuyên môn sâu, do đó chức danh công việc có thể sẽ phản ánh chuyên môn của bạn. 

Mức lương trong giai đoạn phát triển nghề nghiệp này thường sẽ giao động vào khoảng USD74,750 đến USD102,000.

Vị trí Quản lý hoặc Giám đốc Tài chính

Sau một vài năm ở vị trí cấp trung, thành tích và lĩnh vực chuyên môn trở nên cực kỳ cần thiết, còn quan trọng hơn cả số năm đã làm việc. Để thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo, bạn sẽ cần phải có profile nổi bật, bởi vị trí cao nhất không dành cho tất cả mọi người.

Đây chính là vị trí dành riêng cho các ứng viên có kinh nghiệm, năng lực và đã hoàn thành các chứng chỉ cao hơn. Mức lương cho các vai trò cấp cao trung bình khoảng $109,750 trở lên.

Dưới đây là mức lương vị trí kế toán ở 2 nhóm doanh nghiệp khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu của thị trường nói chung, cụ thể là:

Vị trí Kế toán công

Một trong những cách tốt nhất để phát triển sự nghiệp kế toán chính là làm việc trong lĩnh vực kế toán công, đây cũng là một trong những công việc đòi hỏi khắt khe nhất.

Nhân viên kế toán công ở mức sơ cấp thường sẽ có mức lương rơi vào khoảng $57,750 mỗi năm.

Có khá nhiều cách để chuyên môn hóa, để từ một kế toán công, sinh viên có thể lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với mình, cụ với 3 chuyên ngành:

  • Kiểm toán
  • Tuân thủ và lập kế hoạch thuế
  • Tư vấn doanh nghiệp

Vị trí Kế toán làm việc cho công ty tư nhân

Với nhóm doanh nghiệp tư nhân, có rất nhiều cơ hội chào đón bạn, với mức lương khởi điểm vào khoảng USD57.250/ năm. Kế toán đã có chứng chỉ CPA thường sẽ có mức lương cao hơn từ 10 đến 15%. 

Đối với nhiều sinh viên, bắt đầu sự nghiệp trong khu vực tư nhân sau khi hoàn thành đại học chính là một lựa chọn tuyệt vời, với nhiều lựa chọn chuyên sâu hơn, với công việc ít bận rộn hơn so với kế toán công, 

Một số chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực kế toán khối doanh nghiệp tư nhân:

  • Quản lý tài khoản doanh nghiệp
  • Kiểm toán viên nội bộ
  • Chuyên gia phân tích tài chính
  • Quản trị ngân sách
  • Giám đốc tài chính
  • Kế toán doanh nghiệp
  • Kế toán thuế
Lớp học đào tạo chứng chỉ CPA
Lớp học đào tạo chứng chỉ CPA – Tham khảo: CPAAustralia

Tạm kết

Có thể thấy, chứng chỉ CPA là ước mơ của rất nhiều sinh viên chuyên ngành tài chính kế toán, chính là chìa khoá để có cơ hội phát triển, mức thu nhập tốt nhất ngay sau khi tốt nghiệp đại học

Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn du học tốt nhất!