Du học chuyên ngành Kinh doanh khác gì Kinh tế? Cập Nhật Mới Nhất 2024

Chương trình Cử nhân Kinh doanh và Cử nhân Kinh tế có gì khác biệt, đặc biệt khi đây đều là 2 chuyên ngành Khoa học Xã hội tập trung hoàn toàn vào hàng hóa, dịch vụ, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

Nếu chuyên ngành Kinh tế học tập trung vào bức tranh toàn cảnh về tài chính thế giới, thì cử nhân Kinh doanh lại có tầm nhìn cụ thể hơn, với chương trình đào tạo về các kỹ năng quản lý một công ty hoặc tổ chức cụ thể.

Xem thêm:

Chương trình đào tạo trong Cử nhân Kinh tế và Kinh doanh

Cử nhân Kinh tế là gì?

Kinh tế học được giảng dạy trong các trường học giảng dạy từ bậc đại học trở lên. Hiểu đơn giản, kinh tế học là nghiên cứu về cách xã hội sử dụng các nguồn lực kinh tế, để phát triển đời sống xã hội. Đây là ngành khoa học xã hội tập trung vào sản xuất, phân phối và tiêu thụ cả hàng hóa và dịch vụ.

Kinh tế học xem xét bốn yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn và kinh doanh) và cách các công ty và người tiêu dùng các tài nguyên này trong hoạt động kinh tế trên thế giới nói chung.

Kinh tế học có nhiều lĩnh vực chuyên môn, bao gồm kinh tế học tài chính, kinh tế học hành vi, kinh tế học lao động và kinh tế lượng với hai lĩnh vực nghiên cứu chính là:

  • Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế quốc gia bằng cách phân tích các mục như tăng trưởng, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát và thuế. Kinh tế vĩ mô tập trung vào hoạt động tại các quốc gia hoặc xã hội nói chung.
  • Kinh tế học vi mô xem xét các quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp về tiết kiệm, mua sắm và định giá. Kinh tế vi mô tập trung vào hoạt động của các cá nhân hoặc các công ty riêng lẻ.

Cử nhân Kinh Doanh là gì?

Nghiên cứu kinh doanh là môn học được giảng dạy trong các trường học và ở cấp đại học ở nhiều quốc gia. Chương trình kinh doanh rất linh hoạt với nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm tài chính, kế toán, tiếp thị, nghiên cứu tổ chức, hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn nhân lực.

Trọng tâm của chuyên ngành kinh doanh chính là cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về các yếu tố khác nhau của việc quản lý một doanh nghiệp bằng cách xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

Môn học nổi bật

Cử nhân Kinh tếCử nhân Kinh doanh
Toán họcQuản trị kinh doanh
Lý thuyết thống kêKinh doanh quốc tế
Ứng dụng toán họcTài chính
Kinh tế quản lýTiếp thị
Kinh tế chính trịKinh tế học
Du học chuyên ngành Kinh doanh khác gì Kinh tế? Cập Nhật Mới Nhất 2024
Du học chuyên ngành Kinh doanh khác gì Kinh tế? Cập Nhật Mới Nhất 2024

30 trường đại học đào tạo Cử nhân Kinh tế tốt nhất

Dưới đây là tổng hợp 30 trường đại học đào tạo Cử nhân Kinh tế tốt nhất, theo QS Ranking By Subjects

Bảng xếp hạngTrường đại họcĐịa điểmĐiểm TB
1Harvard UniversityCambridge,United States99.1
2Massachusetts Institute of Technology (MIT)Cambridge,United States96.5
3Stanford UniversityStanford,United States95.1
4University of ChicagoChicago,United States93.2
5University of California, Berkeley (UCB)Berkeley,United States92.8
6The London School of Economics and Political Science (LSE)London,United Kingdom91.3
7Princeton UniversityPrinceton,United States91.2
8University of OxfordOxford,United Kingdom90.2
9Yale UniversityNew Haven,United States90.2
10University of CambridgeCambridge,United Kingdom88.4
11New York University (NYU)New York City,United States88.2
12Columbia UniversityNew York City,United States88
13University of PennsylvaniaPhiladelphia,United States86.6
14University of California, Los Angeles (UCLA)Los Angeles,United States85.5
15Northwestern UniversityEvanston,United States85.4
16Bocconi UniversityMilan,Italy83.8
17UCLLondon,United Kingdom83.6
18National University of Singapore (NUS)Singapore,Singapore83.5
19University of California, San Diego (UCSD)San Diego,United States82.3
20University of TorontoToronto,Canada82
21Duke UniversityDurham,United States80.4
22University of Michigan-Ann ArborAnn Arbor,United States80.4
23University of British ColumbiaVancouver,Canada80.1
24Universitat Pompeu Fabra (Barcelona)Barcelona,Spain79.9
25The University of WarwickCoventry,United Kingdom79.8
25Peking UniversityBeijing,China (Mainland)79.4
27Boston UniversityBoston,United States79.3
28The Hong Kong University of Science and TechnologyHong Kong SAR,Hong Kong SAR79.3
29Cornell UniversityIthaca,United States78.4
30Tsinghua UniversityBeijing,China (Mainland)78.3

30 trường đại học đào tạo Cử nhân Kinh doanh tốt nhất

Dưới đây là tổng hợp 30 trường đại học đào tạo Cử nhân Kinh doanh tốt nhất, theo QS Ranking By Subjects

Bảng xếp hạngTrường đại họcĐịa điểmĐiểm TB
1Harvard UniversityCambridge,United States96.5
2INSEADAbu Dhabi,United Arab Emirates94.5
3London Business SchoolLondon,United Kingdom93.4
4Stanford UniversityStanford,United States92.3
5Massachusetts Institute of Technology (MIT)Cambridge,United States91.8
6Bocconi UniversityMilan,Italy91.4
7University of PennsylvaniaPhiladelphia,United States91.3
8University of CambridgeCambridge,United Kingdom91
9University of OxfordOxford,United Kingdom90.4
10HEC Paris School of ManagementParis,France90.3
11The London School of Economics and Political Science (LSE)London,United Kingdom88.2
12University of California, Berkeley (UCB)Berkeley,United States87.1
13National University of Singapore (NUS)Singapore,Singapore86.9
14Copenhagen Business SchoolFrederiksberg,Denmark85.8
15Erasmus University RotterdamRotterdam,Netherlands84.8
16Northwestern UniversityEvanston,United States84.7
17Universitat Ramon LlullBarcelona,Spain84.4
18New York University (NYU)New York City,United States84.3
19University of ChicagoChicago,United States83.5
20Nanyang Technological University, Singapore (NTU)Singapore,Singapore83.3
21The University of WarwickCoventry,United Kingdom83
22Columbia UniversityNew York City,United States82.7
23University of NavarraPamplona,Spain82
24The Hong Kong University of Science and TechnologyHong Kong SAR,Hong Kong SAR81.2
25IE UniversitySegovia,Spain81
25Imperial College LondonLondon,United Kingdom81
27University of Michigan-Ann ArborAnn Arbor,United States80.8
28ESSEC Business SchoolCergy,France80.6
29Yale UniversityNew Haven,United States80.4
30Tecnológico de MonterreyMonterrey,Mexico80

Khác biệt nổi bật giữa Cử nhân Kinh tế và Kinh doanh

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa bằng kinh tế và bằng kinh doanh, hãy cùng xác định một số điểm tương đồng.

Trong trường đại học, thường thì bằng kinh doanh và kinh tế sẽ có chung một số môn cơ bản (Hay gọi là Introduction Class), sau đó mới rõ theo từng chuyên ngành khi sinh viên bước vào năm 2, năm 3!

Có nền tảng học thuật tốt

Cấu trúc chương trình giảng dạy là điểm khác biệt nhất giữa 2 chuyên ngành này, do đó các bạn sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ và đúng về kiến thức đầu vào để theo đuổi được 2 chương trình này!

Để có được bằng kinh tế, các bạn thường sẽ phải tham gia các môn học như:

  • Nhập môn về thống kê
  • Môn toán, cải thiện kỹ năng tính toán 
  • Kinh tế học…

Đều là các môn chuyên ngành giúp sinh viên có được nền tảng tốt và hiểu biết về các nguyên tắc và lý thuyết kinh tế cơ bản.

Để theo đuổi tấm bằng kinh tế, học giỏi toán là rất quan trọng, vì hầy hết các chương trình giảng dạy kinh tế đều tập trung vào toán học.

Với bằng kinh doanh, bạn sẽ cần có kiến thức và kỹ năng ở môn như:

  • Quản lý
  • Quản lý tài chính cá nhân
  • Tiếp thị Marketing
  • Entrepreneurship – Khởi nghiệp

Chương trình bậc đại học

Mặc dù bằng kinh doanh và kinh tế có các lớp nền tảng – Introduction Class tương tự nhau, nhưng các lớp học ở năm 2 và năm 3 sẽ có sự khác biệt và phân nhánh rõ rệt.

Các khóa học cơ bản để có thể lấy bằng kinh tế có thể kể đến như kế toán, kinh tế ứng dụng, kinh tế vĩ mô, toán học, thống kê và các khóa học giới thiệu về kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

Sau đó, sinh viên có thể tiếp tục tham gia các khóa học về kinh tế đô thị, tài chính doanh nghiệp, kinh tế của chính sách xã hội, thể chế tài chính và thị trường.

Với chuyên ngành kinh doanh, sinh viên sẽ có cơ hội các khóa học cơ bản liên quan đến kế toán, quản lý nguồn nhân lực, giao tiếp kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản lý, tổ chức và các khóa học giới thiệu về tiếp thị và kinh tế.

Ở năm 2, năm 3, sinh viên sẽ được tiếp tục học lên các khóa học kinh doanh tổng quát, bao gồm kinh doanh, tài chính, quản lý chăm sóc sức khỏe, quản lý và tiếp thị marketing.

Orientation – Định hướng chuyên sâu

Định hướng của hai bằng cấp này hoàn toàn khác nhau, vì các khái niệm được dạy trong bằng kinh tế sẽ có tính bao quát hơn so với chuyên ngành kinh doanh.

Bằng cấp kinh tế cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết ở mức độ sâu sắc về cách thị trường hoạt động, cách các quyết định ảnh hưởng đến thị trường, cách phân tích và giải thích các xu hướng trong dữ liệu

Bằng cấp kinh tế thường sẽ tập trung khá nhiều vào toán học, nội dung khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Do đó, sinh viên sẽ cần học thêm toán học ứng dụng và lý thuyết thống kê. Có thể thấy, bằng cấp về kinh tế thiên nhiều về tính toán, vì hầu hết các mô-đun kinh tế đều dùng toán để lập mô hình và dự báo kinh tế.

Bằng cấp kinh doanh tập trung vào các kỹ năng giảng dạy có liên quan trực tiếp đến con đường sự nghiệp kinh doanh. Với bằng cấp kinh doanh, sinh viên sẽ được học. nhiều kỹ năng hơn, để có được cái nhìn toàn vẹn và sự đánh giá đầy đủ nhất về các doanh nghiệp chung.

Do vậy, trong bằng cấp kinh doanh, sinh viên có thể sẽ được hcoj thêm cả về khía cạnh tâm lý, công nghệ thông tin vì tất cả yếu tố này đều tác động đến hoạt động kinh doanh.

Sinh viên kinh doanh có xu hướng quan tâm đến các lĩnh vực kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như kế toán hoặc bất động sản.

Chuyên ngành chuyên sâu

Sinh viên theo học hai chuyên ngành này sẽ được đào tạo với 2 set kỹ năng khác nhau! Kinh tế học vốn là một môn học lý thuyết thuần túy, sinh viên kinh tế sẽ được phát triển theo hệ học thuật, để có thể tiếp cận và có cái nhìn chuyên sâu về nền tảng Kinh tế Thị trường. Ưu điểm của bằng cấp về kinh tế là sinh viên có thể có nhiều lựa chọn hơn vì họ không chọn lĩnh vực chuyên môn.

Bằng cấp kinh doanh sẽ tập trung nhiều vào ứng dụng thực tế. Sinh viên theo học bằng cấp kinh doanh thường chọn chuyên về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể trong quá trình học, chẳng hạn như tiếp thị, quản lý hoặc tài chính.

Sinh viên tốt nghiệp với bằng kinh doanh có kỹ năng trực tiếp, thị trường tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Ưu điểm của chuyên môn này là sinh viên có thể quyết định tập trung vào một chuyên ngành ngay khi nhập học, tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây cũng có thể là nhược điểm nếu bạn quyết định thay đổi định hướng trong quá trình học tập.

Định hướng nghề nghiệp của 2 chuyên ngành Kinh doanh và Kinh tế cũng khá khác nhau. Sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đi xin việc có thể sẽ cần được đào tạo thêm, tốt nhất là học lên chương trình thạc sĩ để có thể làm việc hiệu quả.

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh có thể bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình ngay lập tức khi áp dụng các kỹ năng học được trong quá trình học và không cần phải học thêm bất cứ chương trình đào tạo phụ trợ nào khác!

Bằng cấp sau đại học

Các lựa chọn bằng cấp sau đại học khác nhau đối với sinh viên tốt nghiệp có bằng kinh tế hoặc kinh doanh. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế theo đuổi bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ để nâng cao kỹ năng tư duy phản biện khi làm việc.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh có thể lựa chọn theo đuổi bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, thường đăng ký học tiếp sau khi đã có kinh nghiệm làm việc.

Hoàn thành bằng MBA chính là cách để các ứng viên cạnh tranh hơn trong thị trường việc làm và giúp xây dựng mạng lưới kết nối với cộng đồng xung quanh.

Cạnh tranh trong thị trường việc làm

Hoàn thành cả hai bằng cấp cho phép ứng viên làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau sau khi tốt nghiệp, nhưng mức độ cạnh tranh sẽ khá khác nhau giữa 2 nhóm bằng cấp này.

Mặc dù thị trường việc làm rất lớn, tuy nhiên cần lưu ý rằng, sinh viên  chuyên ngành Kinh doanh sẽ cần phải cạnh tranh cả với những sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp khác, bao gồm bằng cử nhân về truyền thông hoặc tiếng Anh.

Chuyên ngành kinh doanh lại có tính linh hoạt cao hơn rất nhiều so với chuyên ngành Kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành kinh doanh có thể lựa chọn làm việc trong các lĩnh vực năng động như thương mại điện tử, buôn bán sản phẩm, dịch vụ hàng hoá bất kỳ; ví dụ như: Buôn bán dược mỹ phẩm, chăm sóc em bé, đồ nuôi thú cưng, đồ gia dụng hoặc ngành hàng điện tử như Lazada hoặc Shopee…).

Các bạn có thể lựa chọn làm việc trong các tập đoàn sản xuất lớn hoặc tự khởi nghiệp với các ngành hàng ngách hơn.

Thị trường việc làm dành cho sinh viên đã hoàn thành bằng kinh tế thường sẽ nhỏ hơn so với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh. Thị trường ít cạnh tranh hơn với mức lương khá tốt, bởi sinh viên tốt nghiệp kinh tế sẽ có kỹ năng chuyên môn cao hơn.

Cơ hội nghề nghiệp

Bằng cấp về kinh tế cho phép sinh viên tiếp cận với nhiều công việc khác nhau vì kinh tế học là ngành học cực kỳ hấp dẫn, qua đó sinh viên tốt nghiệp sẽ có kỹ năng phân tích, tư duy phê phán và định lượng xuất sắc.

Sau khi tốt nghiệp, họ tiếp tục phát triển các kỹ năng toán học và định tính của mình để theo đuổi công việc như:

  • Nhà phân tích tài chính
  • Chủ ngân hàng đầu tư
  • Nhà kinh tế
  • Thương nhân
  • Nhà nghiên cứu thị trường

Sinh viên có thể tìm được việc làm trong lĩnh vực chính sách công. 

Một lựa chọn khác có thể là sử dụng kiến thức và hiểu biết để làm việc về hành vi của con người, tổ chức và thị trường.

Bằng cấp kinh doanh về tài chính tập trung vào kiến thức tài chính cho ngành tài chính. Sinh viên tốt nghiệp với bằng kinh doanh rất linh hoạt và có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Các lựa chọn công việc phổ biến dành cho sinh viên tốt nghiệp có thể kể đến:

  • Nhà phân tích kinh doanh
  • Kế toán
  • Quản lý tiếp thị
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý truyền thông xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh có thể làm việc trong ngân hàng, cơ quan quản lý tài chính hoặc công ty quản lý tài sản.

Sinh viên cũng có thể trở thành doanh nhân bằng cách khởi nghiệp với vốn kinh doanh riêng.

Mức lương hấp dẫn sau khi du học
Mức lương hấp dẫn sau khi du học

Mức lương hấp dẫn

Cử nhân Kinh tế hiện đang có mức lương vào khoảng từ 40.000 – 45.000 USD/năm. Tuy nhiên, đây là mức lương biến động tuỳ theo từng quốc gia ở mức độ và năm kinh nghiệm, cụ thể như sau:

  • Mỹ – 144.000 USD/năm
  • Vương quốc Anh – gần 85.000 USD/năm
  • Đức – 70.000 USD/năm
  • Thụy Sĩ: 79.435 USD/năm
  • Đan Mạch: 57.932 USD/năm

Tùy thuộc vào tính cách và mục tiêu của bạn trong ngành, cụ thể như là con người của lý thuyết hay thực hành, định hướng phân tích dữ liệu chuyên sâu hoặc tập trung vào các cơ hội kinh doanh, với các chuyên ngành cụ thể như Kinh tế học, Khoa học Kinh doanh …

Dưới đây là mức lương cơ bản tại một số vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh 

Công việc (Tiếng Anh)Công việc (Tiếng Việt)Chuyên ngànhMức lương/ năm
EconomistNhà kinh tế họcCử nhân Kinh tế158.000USD
Financial Risk AnalystNhà phân tích rủi ro tài chínhCử nhân Kinh tế67.114USD
Investment AnalystPhân tích đầu tưCử nhân Kinh tế80.000USD
StatisticianNhà thống kêCử nhân Kinh tế95.000USD
Business ManagerQuản lý kinh doanhCử nhân Kinh tế62.000-92.000USD
Sale ManagerQuản lý bán hàngCử nhân Kinh doanh108.780-150.096USD
Business AnalystPhân tích kinh doanhCử nhân Kinh doanh27.000-350,000USD
Project ManagerQuản lý dự ánCử nhân Kinh doanh78.914USD
Supply Chain AnalystNhà phân tích chuỗi cung ứngCử nhân Kinh doanh75,513USD

Tạm kết

Chuyên ngành cử nhân Kinh doanh phù hợp với các bạn mong muốn đi làm cũng như có ý định kinh doanh sau khi tốt nghiệp. Chuyên ngành Kinh tế có độ khó cao hơn, phù hợp với các bạn sinh viên chăm chỉ học tập, mong muốn học lên chương trình cao hơn như thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn du học, lựa chọn chuyên ngành tốt nhất!