13+ Kỹ năng xin việc cho du học sinh | Cập nhật quan trọng năm 2024

Kỹ năng xin việc cho du học sinh có quan trọng không? Chắc chắn rằng, rất nhiều bạn du học sinh cảm thấy áp lực và bỡ ngỡ trong lần đầu đi xin việc, nhất là trong môi trường quốc tế; khi tất cả những người xung quanh đều giao tiếp trong tiếng Anh.

Đây chính là áp lực vô hình tới các bạn sinh viên quốc tế mới tốt nghiệp, nhất là trong các buổi phỏng vấn căng thẳng, bắt buộc phải thể hiện tính cách. 

Vậy, cùng bỏ túi ngay một số bí kíp và kỹ năng xin việc cho du học sinh cực hữu ích dành cho các bạn mới ra trường. 

Sơ yếu lý lịch – Kỹ năng xin việc cho du học sinh quan trọng nhất

Hãy kiểm tra thật kỹ sơ yếu lý lịch trước khi đi phỏng vấn, đảm bảo rằng bạn đã điền đầy đủ các kỹ năng cần thiết, cũng như thực sự tôn trọng nhà tuyển dụng khi gửi một sơ yếu lí lịch chỉn chu tới công ty. 

Sơ yếu lý lịch chính là ấn tượng đầu tiên, vì vậy sẽ cần trau chuốt kỹ càng nhất. Là một sinh viên quốc tế, bạn hoàn toàn có thể dùng những trải nghiệm độc đáo có thể củng cố hồ sơ bản thân, ví dụ như là trải nghiệm văn hoá, lối sống và ngôn ngữ mới ở một vùng đất hoàn toàn khác biệt. 

Hãy luôn giữ sơ yếu lý lịch của bạn rõ ràng và súc tích, đảm bảo rằng bạn sẵn sàng thảo luận về bất kỳ điều gì mà có thể đã đề cập đến. Ngoài ra, khi nhắc đến sơ yếu lý lịch trong buổi phỏng vấn, từ “Uhh” hoặc “Umm” không bao giờ là một câu trả lời hay, để trả lời các câu hỏi liên quan, cho thấy bạn là người dễ giao động, rất chần chừ và không quyết đoán. 

Tìm hiểu về công việc và công ty

Nghiên cứu kỹ về công việc và công ty bạn sắp sửa phỏng vấn là điều cực kỳ quan trọng, để đảm bảo rằng bạn có đủ thông tin về các dự án gần đây, có đầy đủ tổng quan về công ty sắp phỏng vấn.

Hãy vạch ra một khoảng thời gian trước phỏng vấn cho bản thân để hiểu rõ ràng về những yêu cầu của công việc, tính chất của tổ chức đó, cũng như những gì điều còn chưa chắc chắn với bạn về công việc. 

Hãy nghiên cứu thật kỹ, có kiến thức thật chắc, chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của bạn.

Rào cản ngôn ngữ

Sự sợ hãi lớn nhất đối với sinh viên quốc tế chính là rào cản ngôn ngữ. Mặc dù có thể hiểu được nỗi sợ hãi này, nhưng hãy hiểu rằng, bạn đang được phỏng vấn dựa trên những kỹ năng thành thạo mà bạn đã có, do vậy hãy cảm thấy thật tự tin nhé! 

Hãy nghĩ rằng, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội được phỏng vấn nếu bản thân không có giá trị tốt. Do đó, hãy bỏ qua yếu tố bản thân là một sinh viên quốc tế, hãy tìm hiểu công ty, công việc thật kỹ, cũng như luyện giao tiếp hàng ngày tại nhà. 

Tìm việc làm không còn quá khó khăn với 13 kỹ năng xin việc cho du học sinh năm 2024
Tìm việc làm không còn quá khó khăn với 13 kỹ năng xin việc cho du học sinh năm 2024. Nguồn ảnh: usnews

Hãy nói chậm lại

Thường thì người ta sẽ nói nhanh hơn, đặc biệt trong tiếng Anh mỗi khi căng thẳng, nhất là trong các cuộc phỏng vấn căng thẳng. Nói quá nhanh rất khó để người phỏng vấn có thể theo kịp, do đó có thể làm mất những thông tin quan trọng.

Hãy nhớ rằng, quan trọng nhất là các bạn cần phải nói ở tốc độ người nghe có thể tiếp nhận đầy đủ thông tin. Hơn thế nữa, thời gian phỏng vấn rất ngắn, nếu bạn nói quá nhanh, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ phải lại; chính điều này làm tiêu tốn rất nhiều thời gian quý giá. Do vậy, hãy hít thở thật sâu và nói chậm lại. 

Nói về những câu chuyện nhỏ

Đối với những sinh viên có nền tảng văn hóa nhất định, cuộc đối thoại nhỏ trong cuộc sống, giữa các tình huống kinh doanh đôi khi lại là khái niệm rất xa lạ. Tuy nhiên, đây lại chính là sự dẫn dắt, để buổi phỏng vấn bớt căng thẳng hơn. 

Do vậy, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu buổi phỏng vấn bằng việc, ngay sau lời chào, hỏi thăm xem sức khoẻ của người phỏng vấn thế nào, và từ từ, họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến công việc, thông qua sự kết nối của các điểm tương đồng ngay bên trong câu chuyện.

Hãy chuẩn bị trước câu hỏi

Hãy luôn chuẩn bị ít nhất ba câu hỏi để hỏi trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, cho dù đó là cuộc gọi ngẫu nhiên của cựu sinh viên hay màn chào hỏi trang trọng.

Các bạn khi đi phỏng vấn hoàn toàn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng về trải nghiệm cá nhân của họ khi làm việc công ty, cũng như những điều họ yêu thích khi làm việc trong môi trường này, đây cũng chính là cách để tìm hiểu xem liệu công ty đó có phù hợp hay không. 

Hãy coi buổi phỏng vấn là một cuộc đối thoại, thay vì là một cuộc tra hỏi. 

Luôn lắng nghe và tương tác với người phỏng vấn.

Mặc dù sinh viên nên chuẩn bị trước các câu hỏi của mình, nhưng những người phỏng vẫn cũng sẽ rất ưng các ứng viên yêu thích lắng nghe và trả lời kỹ càng câu hỏi của người phỏng vấn, thay vì lo lắng chuẩn bị để trả lời câu hỏi tiếp theo. 

Do vậy, hãy luôn tương tác, lắng nghe và suy luận ngay trong buổi phỏng vấn. Chính sự ‘không dập khuôn’ này khiến người phỏng vấn đánh giá rất cao về sự linh hoạt và độ nhạy bén trong công việc sau này.

Hỏi rõ về công việc trước khi nhận việc

Vấn đề chế độ đãi ngộ, chính sách làm việc ở trong các công ty có thể thay đổi theo năm, vì vậy bạn hãy hỏi lại người tuyển dụng nếu cảm thấy có cái gì đó không rõ ràng trong buổi phỏng vấn, và chắc chắn rằng công ty sẽ rất khuyến khích điều này, cho thấy sự không ngại ngần, thẳng thắn của bạn trong công việc. 

Tốt nhất, hãy hỏi trực tiếp, tuy nhiên không nên hỏi quá thô kệch, và hãy tận dụng sự khéo léo nhiều nhất có thể, vì dù gì đây cũng là những thông tin nhạy cảm. 

Hiểu chính xác câu hỏi

Đôi khi trong cuộc phỏng vấn sẽ có những câu hỏi bạn không nên trả lời ngay. Hãy nghĩ thật kỹ về câu hỏi, ghi nhớ câu hỏi đó, và lựa chọn câu trả lời tốt nhất, chứ không phải là nhanh nhất. 

Hãy lắng nghe câu hỏi đang được hỏi, sau đó suy nghĩ về một câu trả lời thích hợp, và cuối cùng trả lời câu hỏi một cách chậm rãi và thận trọng. Bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng thực thi của mình chỉ sau một thời gian ngắn bình tĩnh lại để suy nghĩ.

Luyện tập với các cuộc phỏng vấn giả định

Đây chính là cách giúp bạn thoát ra khỏi sự lo lắng cho các cuộc phỏng vấn thực sự.

Hãy nhờ bạn bè, thành viên gia đình hoặc thậm chí đồng nghiệp phỏng vấn thử bạn với các câu hỏi liên quan mà bạn có thể phải đối mặt, và trả lời sao cho giống trong cuộc phỏng vấn thực tế nhất.

Thực hiện các cuộc phỏng vấn này chính là cách tốt nhất để bạn tự tin bước vào cuộc phỏng vấn chính thức. 

Thể hiện tính cách và ăn mặc phù hợp

Đây chính là cách giúp du học sinh tạo ấn tượng lâu dài trong tâm trí người phỏng vấn. Cách thể hiện bản thân trong các vòng phỏng vấn sẽ đem đến tác động rất lâu dài, là ấn tượng đầu tiên, và chính là những gì người tuyển dụng đặt niềm tin ở bạn.

Ăn mặc chỉn chu cuộc phỏng vấn là điều không thể thiếu để dành được công việc. Đây cũng chính là cách để bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Thái độ

Thái độ tốt luôn là một điều cực kỳ quan trọng, là yếu tố thúc đẩy sự thành công của một cuộc phỏng vấn.

Nếu bạn có thái độ tích cực và đầy hy vọng vào tương lai, năng lượng này sẽ dần vào suy nghĩ của bạn. Đây chính là cách để bạn cảm thấy tốt hơn, cũng như là yếu tố khiến người phỏng vấn chú ý đến. 

Kỹ năng xin việc cho du học sinh năm 2024 - Hãy kiên nhẫn với bản thân mình bạn nhé
Kỹ năng xin việc cho du học sinh năm 2024 – Hãy kiên nhẫn với bản thân mình bạn nhé

Tạm kết

Trên đây là những mẹo phỏng vấn cực kỳ hữu ích và quan trọng cho sinh viên quốc tế, giúp các bạn tự tin và chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn xin việc trong môi trường làm việc quốc tế. 

Vui lòng liên hệ với ISC Education để được tư vấn du học tốt nhất.